Author: conghuy1989

BỆNH THỐI QUẢ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

BỆNH THỐI QUẢ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

1. Biểu hiện của bệnh thối trái trên sầu riêng

Thối trái là bệnh nguy hiểm, nó không chỉ gây hại ở trái mà còn gây hại đến nhiều bộ phận khác trên cây sầu riêng.

Trên thân: Khi nấm bệnh tấn công, trên thân cây xuất hiện đốm sậm màu, hơi ướt. Sau đó, vết bệnh chuyển màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu.

Trên lá: Bệnh tấn công trên lá làm cháy lá, lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi bệnh còn gây hại trên các cành cao phía trên.

Trên trái: Nấm gây hại trên trái, làm trái bị thối hàng loạt. Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu đen, sau đó lan rộng ra và có màu xám đen. Bệnh phát triển lan rộng bên ngoài vỏ và ăn sâu vào thịt trái, khiến thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu. Trời ẩm thấp, trên vết bệnh hình thành những tơ nấm trắng. Bệnh làm trái nhỏ, chín sớm, bệnh nặng làm thối cả trái và lây lan sang những trái khác. Bệnh gây hại trong mọi giai đoạn của trái, kể cả trái sau thu hoạch.

BỆNH THỐI QUẢ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH THỐI QUẢ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

 

BỆNH THỐI QUẢ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH THỐI QUẢ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

2. Nguyên nhân gây bệnh thối trái sầu riêng

Bệnh thối trái trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra.

Bệnh thối trái thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, những ngày thời tiết bất lợi, sương mù nhiều, độ ẩm cao.

Những vườn sầu riêng thoát nước kém, rậm rạp, ẩm thấp tạo điều kiện cho các bào tử nấm phát sinh mạnh và lây lan nhanh trên diện rộng.

3. THUỐC ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ CAO

BỆNH THỐI QUẢ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH THỐI QUẢ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Hotline: 0919.817.033
CHUYÊN THUỐC BVTV _ HẠT GIỐNG_ DỤNG CỤ NÔNG NGHIỆP
📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲
✅Hotline: 0919.817.033
✅Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

 

BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Tác nhân gây bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Không chỉ riêng trên cây sầu riêng mà hầu hết bệnh nấm hồng trên các loại cây thân gỗ khác đều do nấm Erythricium salmonicolor gây ra. 

Triệu chứng, biểu hiện bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Khi cây sầu riêng vừa bị nấm hồng xâm nhập, thông thường trên vỏ cây sẽ xuất hiện một lớp tơ màu trắng đục, sau đó chuyển thành lớp lông nhung màu hồng hoặc đỏ thẫm (hoặc nâu đỏ) hình tròn kích thước lớn – nhỏ khác nhau.

Nấm hồng gây hại trên cây sầu riêng ở các vị trí thân, cành và lá của cây sầu riêng. Trên thân và cành, bên dưới vị trí xuất hiện nấm hồng, mô vỏ của cây sẽ bị thâm và thối làm cho cây không thể vận chuyển, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, dần dần khiến cành bị khô, nứt vỏ, nếu nặng sẽ chết cành hoặc chết cây.

Lớp phủ phấn của nấm hồng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của lá sầu riêng từ đó khiến cây giảm sức sống và không còn xanh tốt. 

Đặc biệt, nấm hồng rất thường xuất và gây hại chủ yếu ở chảng ba của cây sầu riêng, sau đó là những cành non, chúng mọc lên tại nơi phân cành gây tình trạng khô héo, chết cành hoặc có thể gây mục một bên đối với cành lớn. Chính vì thế, bà con nông dân cần quan sát thường xuyên ở những vị trí này để sớm phát hiện bệnh.

BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Điều kiện phát triển bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Nấm hồng gây bệnh phát sinh mạnh trên cây sầu riêng trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió liên tục, sương mù nhiều. Ngoài ra, khi mật độ cây trồng trong vườn quá dày, rậm rạp gây thiếu ánh sáng cũng tạo điều kiện để nấm hồng sinh sản và phát triển

Trong điều kiện thích hợp, bào tử nấm sẽ bay trong không khí do mưa gió từ đó dễ dàng lây lan sang những cành khác và cây khác. Ngoài ra nấm hồng cũng có thể rơi vào đất và lan truyền qua nước tưới hay nước mưa.

Nấm hồng cũng phát triển mạnh ở những vườn sầu riêng không được chăm sóc tốt như đất xấu, thiếu hữu cơ, kém thoáng khí, độ pH thấp, trên cây có vết thương hở do chặt chém cành. Vì vậy, nếu cây sầu riêng được bổ sung dinh dưỡng không cân đối, thiếu các dưỡng chất quan trọng khiến vỏ cây bị nứt cũng tạo điều kiện cho nấm hồng gây hại tấn công.

Đặc biệt, bệnh nấm hồng thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn trước và sau thu hoạch do cây đang suy yếu sau thời gian mang trái.

BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Biện pháp phòng trừ và điều trị bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng nếu không phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ từ sớm cũng như điều trị kịp thời sẽ gây hại nghiêm trọng đến sự phát triển của cây trồng, năng suất mùa vụ thậm chí có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của người nông dân. Chính vì thế, bà con cần có biện pháp canh tác phù hợp để phòng trừ từ ban đầu để cây có được điều kiện chăm sóc tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ sức kháng lại các loại bệnh hại.

Biện pháp canh tác

Để hạn chế sự phát sinh và phát triển của nấm hồng trong vườn sầu riêng, bà con nông dân cần có biện pháp canh tác phù hợp và hiệu quả như:

  • Không trồng cây trong vườn quá dày đặc.
  • Cần cắt tỉa cành thường xuyên, tạo không gian thoáng mát, cung cấp đầy đủ ánh sáng cho vườn sầu riêng được quang hợp, giảm tình trạng độ ẩm cao.
  • Tưới nước, bón phân, chăm sóc cây sầu riêng đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho cây để cây đủ sức kháng lại bệnh hại.
  • Thường xuyên thăm vườn sầu riêng để sớm phát hiện mầm bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

CÁCH PHÒNG TRỊ

BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Hotline: 0919.817.033
CHUYÊN THUỐC BVTV _ HẠT GIỐNG_ DỤNG CỤ NÔNG NGHIỆP
📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲
✅Hotline: 0919.817.033
✅Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

BỆNH CHÁY LÁ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Nguyên nhân gây bệnh cháy lá sầu riêng

Bệnh cháy lá sầu riêng (bệnh cháy lá chết ngọn) do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Điều kiện nhiệt độ thích hợp để nấm bệnh sinh sôi và phát triển là 28 độ C, nấm phát triển kém ở nhiệt độ 35 độ C và ngưng phát triển ở 100 độ C.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, sợi nấm mọc trên vết bệnh và nhanh chóng lây lan sang các lá bên cạnh, các hạch nấm đôi khi cũng có thể quan sát được trong điều kiện như vậy.

Những lá cây sầu riêng bị nhiễm bệnh sẽ bị rụng sớm, trong trường hợp bị nặng thì cả tán cây bị trụi lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả.

Bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng có triệu chứng như thế nào?

Bệnh cháy lá sầu riêng có thể phát sinh trên cả lá non và lá già, biểu hiện ban đầu là những đốm nhỏ, sũng nước, sau đó chúng liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi trên lá.

Sau đó những đốm bệnh này khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối khiến cho lá bị biến dạng và bị quăn lại. Bệnh thường gặp trên cây sầu riêng này thường gây hại tập trung từng cụm trên vườn ươm và sau đó lây lan rộng rãi. Các lá bị nhiễm bệnh có thể kết dính lại do sự mọc lan của sợi nấm, đôi khi bà con có thể quan sát thấy những hạch nấm màu nâu dạng tròn hay dẹp nhỏ nên có khi khô chúng dính lại với nhau nhưng không rụng. Bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng có thể tấn công trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó có màu trắng xám.

BỆNH CHÁY LÁ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH CHÁY LÁ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

CÁCH TRỊ BỆNH CHÁY LÁ HIỆU QUẢ

Sử dụng thuốc:

BỆNH CHÁY LÁ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH CHÁY LÁ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Hotline: 0919.817.033
CHUYÊN THUỐC BVTV _ HẠT GIỐNG_ DỤNG CỤ NÔNG NGHIỆP
📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲
✅Hotline: 0919.817.033
✅Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

1. TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH PHÁT TRIỂN

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng nguyên nhân chính là do nấm Phytophthora sp gây ra, nấm tồn tại trong đất, gây hại trên tất cả các giai đoạn của cây và hầu hết các cây trồng.

Bệnh do nấm Phytophthora sp gây ra được gọi dưới nhiều tên khác nhau tùy thuộc bộ phận bị nhiễm nấm bệnh như: Bệnh thối rễ, nứt thân, thối quả, xì mủ, chảy nhựa…

2. Triệu chứng bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Ở rễ: Rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa, cây không phát triển.

Ở thân, cành: Thân cây phía chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển.

BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Ở lá: Đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển thành màu nâu, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng theo từng cành hay một phía của cây.

Ở trái: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.

3.Biện pháp phòng bệnh

  • Đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa, không để nước ứ đọng lâu ngày trong gốc. Tưới bằng nguồn nước sạch.
  • Trồng cây với mật độ thích hợp tùy giống, để có ánh nắng, giảm áp lực phát sinh bệnh.
  • Không đào hố để trồng, mà nên trồng trên luống, làm luống theo hướng Đông Tây để mỗi cây có thể nhận được ánh nắng suốt ngày.
  • Thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn thu gom tàn dư cây bị bệnh đem tiêu hủy; cắt tỉa các cành nhánh gần mặt đất, vệ sinh làm cỏ vùng gốc thông thoáng.
  • Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ gốc bằng xơ dừa để giữ ẩm cho cây.
  • Thăm khám vườn thường xuyên, nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng xử lý kịp thời.

THUỐC ĐẶC TRỊ

BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Hotline: 0919.817.033
CHUYÊN THUỐC BVTV _ HẠT GIỐNG_ DỤNG CỤ NÔNG NGHIỆP
📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲
✅Hotline: 0919.817.033
✅Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Tác nhân – triệu chứng

Bệnh thán thư trên sầu riêng do tác nhân nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa.

Khi có cây nhiễm bệnh, bào tử nấm sẽ truyền theo gió, rơi xuống đất, lan truyền qua nước tưới để lan sang cây khác.

Bệnh gây hại phổ biến trên lá, lúc đầu tại đuôi lá hoặc mép lá lan dần vào phía trong tạo những đốm bệnh lõm có viền nâu sẫm. Ngoài ra bệnh còn gây khô bông và làm rụng trái non.

2. Triệu chứng bệnh thán thư trên sầu riêng

Bệnh thán thư gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá, hoa, quả non.

Trên lá: Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan vào phía trong. Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá do côn trùng, rách do gió hay do chăm sóc. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành.

BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Trên hoa: Những bông bị nhiễm nấm sẽ có vết thối màu nâu xám. Vết bệnh này sẽ đen và lan dần ra, cuối cùng sẽ khiến hoa bị rụng.

BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Trên quả: Quả có các vết đốm nhỏ màu nâu hiện rõ ở hốc gai. Vết bệnh nặng chuyển màu đen dần ở giữa và quầng vàng phía ngoài, rồi lan rộng ra, dần dần trái sẽ bị rụng.

CÁCH TRỊ BỆNH THÁN THƯ SẦU RIÊNG

BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Hotline: 0919.817.033
CHUYÊN THUỐC BVTV _ HẠT GIỐNG_ DỤNG CỤ NÔNG NGHIỆP
📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲
✅Hotline: 0919.817.033
✅Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Hoạt chất novaluron là gì? Giải thích chi tiết về hoạt chât novaluron”

1. Giới thiệu sản phẩm

Novaluron, hoặc (±) -1- [3-chloro-4- (1,1,2-trifluoro-2-trifluoro-methoxyethoxy) phenyl] -3- (2,6-Difluorobenzoyl) urê, là một hóa chất với thuốc chống đông máu, thuộc nhóm chất điều hòa sinh trưởng côn trùng. Nó là một loại benzoylphenyl urê được phát triển bởiMakhteshim-Agan Industries Ltd .. Tại Hoa Kỳ, hợp chất này đã được sử dụng trên cây lương thực, bao gồm táo, khoai tây, đồng thau, trang trí và bông. Bằng sáng chế và đăng ký đã được phê duyệt hoặc đang diễn ra ở một số quốc gia khác trên khắp Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, cũng như Úc. Cơ quan bảo vệ môi trường và Cơ quan quản lý sinh học Agencyconsider novaluron điều chỉnh rủi ro thấp đối với môi trường và các sinh vật không phải mục tiêu, và coi đó là một lựa chọn quan trọng để quản lý dịch hại tổng hợp có thể làm giảm sự xâm nhập của carbamate và pyrethroid.

2. tổng hợp

Novaluroncan được tổng hợp trong một quá trình phản ứng bốn bước.

Đầu tiên, 2-chloro-4-nitrophenolis chuyển thànhchloro-4-aminophenolENC một sự khử.

Sau bước đầu tiên này, phản ứng anwithperfluoro-vinyl-perfluoro-methyl etherisconductedto

Bước tiếp theo trong quy trình là sản xuất 2,6-differluorobenzoyl isocyanatein anacylationreaction sử dụng2,6-Difluorobenzamideandoxalyl dichloride.

Phần cuối của quá trình tổng hợp novaluron là phản ứng cộng với 3-chloro-4- [1,1,2-trifluoro-2- (trifluoromethoxy) -ethoxy] anilin

3. Tính phản ứng và cơ chế hoạt động

Phương thức hoạt động chính xác của novaluron chưa được nghiên cứu rộng rãi, nhưng các cơ chế và tác dụng chung phổ biến đối với urê benzoylphenyl được áp dụng. Hợp chất ức chế sự hình thành chitin, nhắm vào các giai đoạn côn trùng ấu trùng đặc biệt tích cực tổng hợp chitin. Người lớn của các loài không phải mục tiêu hiếm khi bị ảnh hưởng. [7] Benzoylphenyl ureas, bao gồm novaluron, không ức chế tổng hợp chitin trong các hệ thống không có tế bào hoặc ngăn chặn con đường sinh tổng hợp chitin trong ấu trùng còn nguyên vẹn. Hoạt động sinh hóa chính xác của các hợp chất này, mang lại cho chúng hoạt động diệt côn trùng, vẫn chưa được làm rõ. Giả thuyết có khả năng nhất là urê benzoylphenyl làm gián đoạn quá trình tổng hợp in vivo và vận chuyển các protein cụ thể cần thiết để tập hợp chitin polymer.

4. Tính ổn định

Sau khi dùng thuốc ở chuột, novaluron được điều trị bằngchchophophyl-14C, chỉ khoảng 6-7% liều dùng được hấp thu sau một liều thấp duy nhất (2mg mỗi kg cân nặng). Một liều cao duy nhất (1000mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể) gây ra sự hấp thụ ít hơn 10 lần. Trong một thí nghiệm khác [Difluorophenyl-14C (U)] novaluroncaused đã hấp thụ khoảng 20%, nhưng con số này có thể là một sự đánh giá quá cao do sự phân tách của novaluron trong thu hút nhiệt độ. Thông qua kỹ thuật tự động toàn thân, người ta đã chứng minh rằng nồng độ của hoạt động sinh học cao nhất ở thận, gan, mô mỡ, tuyến tụy và trong các hạch chủ đề, trong khi nồng độ thấp nhất xuất hiện ở tuyến ức, mắt, não, tinh hoàn, xương và máu .

5. Biến đổi sinh học

Trong một nghiên cứu về sự hấp thụ, phân phối, trao đổi chất (biến đổi sinh học) và bài tiết của novaluron, chuột đã nhận được bằng phóng xạ novaluron bằng miệng. Novaluron hấp thu được chuyển hóa và 14 và 15 thành phần được phát hiện trong nước tiểu và mật tương ứng. Con đường trao đổi chất chính là sự phân cắt của cầu nối urê giữa thechlorophenyl- vàdifluorophenylgroups. Các sản phẩm của phản ứng này là 2,6-differluorobenzoic acidand3-chloro-4- (1,1,2-trifluoro-2-trifluoromethoxyethoxy) anilin. Hầu hết các phóng xạ bao gồm novaluron không thay đổi. Hợp chất cha mẹ cũng là thành phần chính có trong chiết xuất từ ​​chất béo, gan và thận. Con đường trao đổi chất được đề xuất được hiển thị trong hình ảnh liền kề

6. Hiệu quả

Benzoylphenyl ureas đã mang lại kết quả tốt khi được áp dụng đúng cách đối với một số loài mẫn cảm nhất định. [10] Novaluron nói riêng đã được chứng minh là có hoạt tính diệt côn trùng đối với một số loài gây hại quan trọng. Các loại thuốc trừ sâu khác từ thế hệ phát triển của nó, đối với testsplechlorofluazuronandlufenuron. [11] So với các loại thuốc khác của benzoylphenyl, novaluron cho thấy khả năng tiếp xúc được cải thiện, trong khi cơ chế hoạt động có thể xảy ra vẫn như cũ.

Novaluron đã được chứng minh là có hoạt tính cao chống lại một số loài gây hại phổ biến, chẳng hạn như bọ khoai tây Colorado (Leptinotarsa ​​decemlineata), bướm trắng, giun bông châu Phi (spodoptera littoralis) và sâu đục thân bông. Các sinh vật có liên quan chặt chẽ với những động vật này dường như chia sẻ sự nhạy cảm này với hợp chất. Một ngoại lệ đáng chú ý ở đây là một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các loại thuốc trừ sâu khác nhau trên thân câyDiatraea saccharalisandEoreuma loftini, trong đó kết quả dường như chỉ ra rằng các sinh vật này không mẫn cảm với novaluron

7. Ứng dụng

(1) Novaluron là một loại thuốc trừ sâu ức chế tổng hợp chitin, ảnh hưởng đến các giai đoạn lột xác của sự phát triển của côn trùng. Nó hoạt động bằng cách ăn và tiếp xúc và gây ra sự lắng đọng nội tiết bất thường và phá thai phá thai.

 

(2) Nó được sử dụng trong nông nghiệp / làm vườn trên nhiều loại cây trồng bao gồm bông, đậu nành, ngô, quả lựu, cam quýt, khoai tây và rau chống lại nhiều loại sâu bệnh.

 

(3) Novaluron đang được WHOPES đánh giá là thuốc diệt muỗi.

8. Cây trồng

Trái cây: táo, cam quýt, lê, quả lựu, trái cây đá, trái cây,

Rau: cà tím, bắp cải, bắp cải Trung Quốc, cà chua, khoai tây,

Cây trồng: bông, lâm nghiệp, ngô, thịt, sữa, thuốc lá,

Thứ khác: trang trí, sân cỏ

 

9. Liều dùng và cách dùng

Rau: 25-50 g ai / ha

Lê / táo: 5-10 g ai / hl (khuyến nghị ở Mỹ. Tỷ lệ1.1-4.4 lb / mẫu Anh 7,5% WG)

Khoai tây: 15-50 g ai / ha (tỷ lệ khuyến nghị của Hoa Kỳ 9-12 oz / mẫu Anh Rimon 10% EC)

Bông: 10-50 g ai / ha (giá khuyến nghị của Hoa Kỳ 6-14 oz / mẫu Kim cương 10% EC)

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Tư vấn kỹ thuật : 0919817033
Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

BỆNH GỈ SẮT HẠI NHO, NGUYÊN NHÂN VÀ THUỐC ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ

1. Triệu chứng gây hại đối với cây nho

– Nấm chủ yếu gây hại trên lá bánh tẻ và lá già, chính vì thế mà thường thấy nấm xuất hiện vào cuối vụ. Trong các tháng mưa nhiều (tháng 9, 10 và 11) nấm có thề làm tàn lụi giàn lá trước khi cắt cành. Việc giảm diện tích quang hợp đã ảnh hưởng đến năng suất vụ tới.

2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh của bệnh rỉ sắt

– Đây là bệnh nguy hiểm trên nho, chúng xuất hiện đầu tiên ở vùng nhiệt đới, sau lan sang các vùng nho ôn đới của Châu Á từ Srilanca, Ấn Độ, và bắc Java tới Triều Tiên và Nhật Bản. Ở các nước châu Mĩ thì từ Colombia, Venezuela và Trung Mỹ tới miền Florida và các bang khác của Mỹ. Bệnh hại nặng đặc biệt ở vùng châu Á và Trung Mỹ, nếu không được phòng trừ thì cây nho bị tàn lụi. Tác nhân gây bệnh do nhiều loài nấm, nhưng ở Việt Nam tác nhân gây bệnh được xác định là nấm Kuehneola vitis gây ra.

                                                                                         Triệu chứng của bệnh rỉ sắt gây hại trên lá nho

 

THUỐC ĐẶC TRỊ

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

 

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY XOÀI

1. Triệu chứng bệnh

          Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây:

* Trên lá: Lá xoài non, đặc biệt ở giai đoạn màu đồng thiếc đến giai đoạn màu xanh nhạt dễ mẫm cảm với bệnh hơn lá già. Vết bệnh đầu tiên là các đốm đen nhỏ, sau vết bệnh mở rộng và liên kết thành các mảng không định hình màu khô tối. Nếu gặp điều kiện ẩm ướt chúng liên kết thành các vết bệnh lớn. Các vết bệnh điển hình có tâm màu nâu vàng nhạt bao quanh là một viền màu nâu đen hoặc nâu sẫm, xung quanh có một quầng màu xanh vàng nhạt. Trong điều kiện ẩm ướt vết bệnh hình thành những khối màu hồng gạch theo vòng đồng tâm, ở phần bị hại có màu nâu. Khi trời khô, vết bệnh khô, màu nâu, rạn nứt và thủng.

* Trên thân cành: Bệnh hại chủ yếu trên các cành non mới ra. Lúc đầu các vết đốm màu nâu vàng, nhỏ, sau liên kết với nhau tạo vết bệnh có màu nâu tối gặp điều kiện ẩm ướt các vết bệnh mở rộng, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.

* Trên hoa: Vết bệnh là những đốm nhỏ, không đều, màu đen ở trển cả trụng và nhánh hoa. Các vết đốm nhỏ này mở rộng và liên kết lại với nhau thành đám màu nâu đen. Bệnh nặng gây rụng hoa và chết khô cành hoa.

* Trên quả: Quả non thường thấy các vết đốm nâu ở cuống quả sau lan rộng và gây rụng quả. Quả sau khi thu hoạch có thể hình thành các vết đóm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đồng đều, màu nâu đậm tới màu đen, mô bệnh không có ranh giới rõ rệt với mô khỏe. Trong điều kiện ẩm ướt thấy các khối bào tử màu hồng gạch xuất hiện theo vòng đồng tâm trên mô bị bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh

          Bệnh thán thư xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz) Sacc. Thuộc họ Melanconiaceae, bộ Menaconiales, lớp Nấm Bất toàn. Giai đoạn hữu tính là Colleterichum cingulata thuộc lớp Nấm Túi.

Nấm có phạm vi ký chủ rất rộng gây hại chủ yếu trên xoài, bơ, hành chanh, cam, bưởi, quýt, đu đủ, cà phê, ớt, cà chua…Ngoài ra, Colltotrechum gloeosporioides còn tồn tại trên một lọa các cây ký chủ thứ yếu như cây cúc, khoai sọ, cây bạch đàn, chuối, hồng, long não, cây sầu riêng, cây vải…

          Cành hình thành trên vết bệnh gồm các lông gai tròn, hơi dài hoặc không đều, kích thước lớn có thể tới 500 µm có 1-4 vách ngăn, màu nâu thường phồng nhẹ ở góc và thon nhẹ ở đỉnh. Bào tử đôi khi cũng được sinh ra trên lông gai. Bào tử phân sinh hình trụ với các đầu hơi tù, đôi khi hơi nhọn, đỉnh tròn, cuống hẹp trong suốt, không có vách ngăn, kích thước 9-24 x 3-6 µm hình thành trên các bào tử phân sinh hình trụ trong, khối bào tử có màu hồng nhạt.

Tản nấm trên môi trường PDA có màu trắng xám đến xám đạm. Giai đoạn hữu tính thường hình thành trên lá hoặc ngọn đã chết. Quả thể mở hình thành riêng lẻ hoặc tập trung thành đám, hình cầu hoặc hình quả lê với kích thước 85-350 µm lỗ mở hơi nhú lên hình tròn, các túi (có 8 bào tử túi) hình chùy tới đáy trụ, dày lên ở đỉnh túi và có kích thước 35 -80 x 8-14 µm. Các túi nằm rải rác với các sợi nấm vô tính nằm ở đáy quả thể. Các bào tử túi thường cong hình con nhộng hơi cong nhẹ đơn bào.

          C.gloeosporioides là loại nấm hoại sinh phổ biến và xâm nhập chủ yếu trên các mô chết và mô tổn thương. Bào tử này mầm đòi hỏi độ ẩm gần 100%. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện ở điều kiện khô hơn khi bào tử hoặc sợi nấm tiềm sinh xâm nhập trên mô bị tổn thương và mô già. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng trong nhiều vụ dịch bệnh, đặc biệt trên quả.

3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

          Bệnh phát triển mạnh khi có ẩm độ và nhiệt độ cao. Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ tới 4oC, nhưng tối thích là 25-29oC.

Bề mặt mô bệnh ẩm ướt kéo dài có ảnh hưởng đến sự nảy mầm, xâm nhiễm và sinh trưởng của C.gloeosporioides.

          Bệnh thán thư xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Bệnh hại mạnh nhất ở giai đoạn vườn ươm. Trên vườn kinh doanh, giai đoạn ra hoa và đậu quả là giai đoạn xung yếu của cây. Ở giai đoạn ra hoa mức độ hại là cao nhất. Bệnh hại nặng nhất vào tháng 3 và tháng 7 trong năm do điều kiện ẩm độ không khí cao thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.

 Nguồn bệnh có thể tồn tại trong hạt, tàn dư cây bệnh, cây ký chủ phụ và lan truyền qua mưa, gió, nước tưới, côn trung… Sương mù đóng vai trò quan trọng trong làm tăng tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng.

4 Biện pháp phòng trừ

* Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành, lá tạo không gian thoáng để hạn chế sự phát triển của bệnh. Nấm C.gloeosporioides là tác nhân gây bệnh có tính cơ hội. Do đó, việc tránh tổn thương cho cây có tâm quan trọng đặc biệt.

* Sử dụng giống chống chịu với bệnh và cây con sạch bệnh.

* Biện pháp hóa học:

SỬ DỤNG THUỐC

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ỔI VÀ THUỐC ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ

Triệu chứng bệnh thán thư do nấm Glomerella psidii

Bệnh hại lá, ngọn, hoa và trái.

+ Trên lá nấm tạo thành các đồm bệnh màu tím ở giữa hoặc ở bìa ,chóp lá làm cho lá bị cháy từng mảng.

+ Ngọn cây bị nấm gây hại biến màu nâu thẫm lan dần xuống phía dưới làm ngọn khô quăn, lá rụng, trời ẩm sinh các ổ nấm màu đen.

+ Nấm có thể hại quả từ khi còn non đến trái già.

Lúc đầu là những đốm đen nhỏ như đầu kim, về sau phát triển thành đốm tròn màu nâu thẫm, lõm vào thịt trái, giữa vết bệnh có các hạt nhỏ màu đen là các ổ bào tử.

Các vết bệnh nối liền nhau,vùng trái bị bệnh trở nên cứng, sù sì như những vết ghẻ.Trái bị bệnh biến dạng và dễ rụng, giảm phẩm chất nghiêm trọng.

+ Bệnh thán thư là bệnh phổ biến gây tác hại nặng nề nhất cho cây ổi.

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh thán thư do nấm Glomerella psidii

Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ khoảng 250C, chết ở 500C trong 10 phút. Nấm tồn tại trong bộ phận cây bệnh ở dạng bào tử và sợi nấm, năm sau tiếp tục gây bệnh. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa,làm cây bị khô ngọn và thối trái nhiều.

THUỐC ĐẶC TRỊ

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

BỆNH SƯƠNG MAI TRÊN BẮP CẢI DO NẤM VÀ BIỆN PHÁP PHONG TRỪ

Triệu chứng bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

Vết bệnh xuất hiện bắt đầu từ mép lá và ở phần cuối cuống lá. Vết bệnh hình tròn hoặc bán nguyệt. Đầu tiên màu xanh xám rồi chuyển sang xanh tối cuối cùng là màu đen. Giữa mô bệnh và mô khoẻ không có ranh giới ở mặt dưới lớp bệnh có 1 lớp mốc xám bao phủ lên.

                                                                                    Triệu chứng bệnh sương mai trên lá bắp cải

                                                                             Triệu chứng bệnh sương mai trên cây bắp cải cuốn

Điều kiện phát sinh bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ > 80%, bào tử nẫy mầm. Nhiệt độ thích hợp 24 – 30oC, tối thiểu 10 – 13oC đây là khoảng nhiệt độ cần thiết để cho động bào tử nang nẫy mầm

Khi nhiệt độ thấp bệnh phát triển mạnh vì nó phóng ra động bào nang nhiều. Ẩm độ càng cao cây sinh trưởng tốt, động bào nang phóng ra nhiều động bào tử và nó xâm nhập gây hại cho cây trồng (Nhiệt độ thích hợp 18-22oC, tối thiểu = 12oC).

Đêm mát và nhiệt độ ngày vừa phải (nhiệt độ tối thích là 15 -18oC) kèm theo độ ẩm không khí cao thuận lợi cho bệnh phát triển. Ẩm độ cao thường xuất hiện trong mùa mưa, trong thời gian có nhiều sương, hoặc khi áp dụng biện pháp thưới phun mưa và khi mật độ trồ ng dày. Màng sương hay màng nước do m ưa phùn tạo ra trên các tán lá cho phép các bào tử nảy m ầm, xâm nhập và sản sinh ra nhiều bào tử nữa trên cây chủ mẫn cảm trong vòng 4 ngày.

Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai do nấm Peronospora parasitica

– Chọn giống kháng bệnh, cây khoẻ.

– Tiến hành các biện pháp vệ sinh đồng ruộng như dung luống ươm sạch, không trồng các cây họ hoa thập tự khác, huỷ bỏ các tàn dư cây trồng và cây dại họ hoa thập tự.

– Chọn địa điểm trồng và mật độ trồng phù hợp để cây có thể tiếp xúc với ánh sang mặt trời trong cả ngày.

– Tỉa bớt cây con để khoảng cách 2-3 cm. Các cây con trồng quá dày sẽ làm độ ẩm không khí cao và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của bệnh.

– Để giảm sự lan truyền của bệnh qua tay người hoặc máy móc, hạn chế làm việc trên ruộng khi cây ướt.

– Không cần đến các biện pháp phòng trừ khi các triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây lớn ở cuối giai đoạn sinh trưởng.

THUỐC ĐẶC TRỊ

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng