Category: BỆNH KHẢM

BỆNH KHẢM VÀNG LÁ TRÊN CÂY CÀ TÍM

Triệu chứng, tác hại:

Tùy loài virus, tùy thời tiết và giai đoạn cây bị nhiễm mà thời gian phát bệnh và triệu chứng sẽ khác nhau. Thông thường, khi bị nhiễm virus thì cây bị lùn, ngọn chùn lại, lá có màu không đồng nhất (khảm), hoặc bị vàng, có khi bị nhỏ và nhăn lại… Giai đoạn cây nhỏ, nếu cây bị nhiễm virus sớm ngay sau khi trồng, thì cây sẽ phát bệnh rất sớm. Khi cây đã lớn bị nhiễm bệnh, cây sẽ phát bệnh muộn hơn (do có sức đề kháng), hoặc không phát bệnh khi cây đã già. Cây phát bệnh càng sớm thì tác hại càng lớn. Cây có trái nhỏ, hoặc không đậu trái, thậm chí không cho thu hoạch.

Tác nhân gây bệnh:

Bệnh khảm, vàng lá cây cà do một số loài virus gây ra. Chẳng hạn, virus EYMV (Eggplant Yellow Mosaic Virus), EMDV (Eggplant Mottle Dwarf Virus)… Bệnh do virus gây ra nên phải có các côn trùng làm môi giới truyền bệnh như rệp (Aphid), bọ phấn trắng (Bemisia tabaci),… Giai đoạn cây mới trồng, gặp thời tiết nắng nóng, ruộng vườn khô hạn, thì mật độ các loài sâu chích hút sẽ tăng nhanh, là điều kiện lý tưởng để bệnh phát triển. Trong tự nhiên, virus tồn tại trong nhiều loại cây ký chủ như các cây trồng họ cà, cây cỏ hoang dại,… nên nguồn bệnh rất dồi dào.

Biện pháp quản lý:

Bệnh do virus gây ra nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, chúng ta có thể quản lý bệnh bằng cách quản lý con đường lây truyền qua sâu chích hút. Để quản lý được bệnh hiệu quả, chúng ta cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp:

– Vệ sinh tàn dư cây trồng vụ trước, nhất là những cây trồng là ký chủ của virus như cây họ cà, dậu… Tránh trồng gần các ruộng vườn có các cây trồng họ cà đang ở giai đoạn thu hoạch. Vệ sinh các loài cỏ và cây dại quanh bờ.

– Nên trồng sớm và tập trung để khỏi lây lan bệnh cho nhau.

– Sử dụng các giống kháng sâu chích hút, và kháng virus.

– Giữ ẩm độ ruộng thích hợp, không để khô hạn.

– Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh giai đoạn còn nhỏ, không vứt cây bệnh bừa bãi.

SẢN PHẨM ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

 

Tác hại và Biện pháp phòng trừ bệnh khảm trên cây ớt

1. Triệu chứng bệnh khảm trên cây ớt

Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau.

   

                                       Triệu chứng bệnh khảm trên cây ớt

Triệu chứng bệnh là đọt lá nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn. Cây trở nên giòn và dễ gãy. Bệnh diễn biến càng nặng, cây càng còi cọc, chậm phát triển. Hoa cũng bị vàng nhỏ và rụng dẫn đến cây ít trái, nếu có trái cũng nhỏ và vặn vẹo dẫn đến năng suất suy giảm. Nếu không có phương pháp trị bệnh kịp thời, cây có thể bị chết.

2. Tác nhân gây bệnh khảm trên cây ớt

Do virus gây ra, côn trùng chích hút như rầy mềm, bọ trĩ là vector truyền bệnh.

Bệnh phát sinh gây hại quanh năm, nặng trong mùa nắng nóng,nhiệt độ cao và nhẹ trong mùa mưa.
Mật độ côn trùng chích hút càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh xoăn lá càng nhiều.

3. BỘ ĐÔI THUỐC ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

 

Bệnh khảm lá sắn và biện pháp phòng trừ, tiêu hủy

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (Begomovirus: Geminiviridae) gây ra.

2. Môi giới truyền bệnh:

Bọ phấn trắng. Bọ phấn trắng gây hại trên nhiều loại cây trồng như cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt…

Bọ trưởng thành rất nhỏ. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Bọ non màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá, rồi ở cố định một chỗ dưới mặt lá. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô lá và tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh đặc biệt là virus gây bệnh khảm lá sắn.

3. Triệu chứng và tác hại của bệnh khảm lá sắn:

– Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.

– Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay và không cho thu hoạch; khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch; cây sắn đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.

– Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn, từ 01 tháng tuổi trở đi cho thấy virus lây nhiễm từ khi cây sắn còn non.

4. Cơ chế lan truyền bệnh:

Virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV) lan truyền qua 2 con đường:

– Qua hom giống: Virus SLCMV tồn tại trong thân, lá, củ sắn nên khi lấy thân sắn làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm.

– Qua môi giới truyền bệnh: Virus SLCMV lan truyền qua bọ phấn trắng, bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chích hút trên cây khỏe sẽ truyền virus sang làm cây bị bệnh.

Thông qua 2 cơ chế lan truyền trên, nếu không phòng trừ, tiêu hủy bệnh khảm lá sắn lây lan rất nhanh, nguy cơ gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn. 

5. Biện pháp tiêu hủy:

Năm 2020, cây sắn bị bệnh đã khá lớn, đã hình thành rễ củ nên cuối vụ năng suất, hàm lượng tinh bột giảm khoảng 20- 25% so với cây sắn không bệnh. Năm nay cây sắn bị bệnh khảm lá rất sớm ngay sau khi mới mọc mầm nên không có khả năng cho thu hoạch. Vì vậy, biện pháp thực hiện thời gian tới:

– Đối với diện tích sắn trồng thuần (chuyên sắn) tỷ lệ bệnh trên 70% cần nhổ tiêu hủy sắn và chuyển sang cây trồng khác như mè, đậu đổ, tràm gió,… phù hợp với thời vụ, chân đất tại địa phương.

– Đối với diện tích sắn xen lạc, nhổ tiêu hủy cây sắn bị bệnh để chăm sóc lạc hoặc trồng xen ngô, đậu đổ các loại,…

– Biện pháp tiêu hủy cây sắn bị bệnh bằng cách thu gom để đốt hoặc đào hố chôn, nếu chon cần xử lý vôi bột ở phía dưới và phía trên bề mặt cây sắn bị bệnh trước khi chôn để cây sắn nhanh tiêu hủy.

6. THUỐC ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

BỆNH KHẢM VI-RÚT TRÊN BẦU BÍ DƯA VÀ THUỐC ĐẶC TRỊ

Triệu chứng bệnh KHẢM  như thế nào?

Cây con và cây trưởng thành
Nhận dạng CGMMV bằng mắt có thể không đáng tin
cậy. Triệu chứng bệnh thay đổi tùy theo loại cây và giống
trồng và có thề nhầm lẩn với triệu chứng các loại bệnh
do tác nhân vi-rút khác trên dưa hoặc do các vấn đề dinh
dưỡng. Một số giống không biểu lộ triệu chứng khi đã
nhiểm bệnh.
Trong trường hợp nhiểm bệnh nặng lá mầm có thể
chuyển sang màu vang. Cây nhiểm bệnh có thể héo, rủ
chết một phần hoặc chết sớm cả cây.

Trên Lá

Tùy theo loai cây trồng mà khi bị nhiểm bệnh lá non có
thể thấy triệu chứng gân trong và bị nhăn nhúm trong
khi lá già có lốm đốm mất mầu xanh không đồng đều
hay bị khảm, nhợt nhạt, vang hay gần như trắng bạch
tạng. Lá thường bị biến dạng.

Trên Trái

Trong nhiều trường hợp trái không biểu hiện triệu
chứng bên ngoài mà chỉ biến màu nhợt nhạt trong ruột
hay hóa vang nâu. Triệu chứng này thường thấy rỏ trong
trái dưa hấu.
Các triệu chứng còn có thể là chuyển vang hay đỏ loang
lổ trong ruột dưa hấu. Ruột trái bị hư hại cấu trúc từng
lỏm trong khi các phần khác xung quanh vẩn bình
thường. Trái có thể bị dị dạng, không lớn, thui sớm.

Bệnh KHẢM lây lan như thế nào?

Hột giống nhiểm bệnh. Mầm bệnh có thể sống tiềm
ẩn trong đất bị nhiểm do tàn dư cây trồng bị nhiểm
bệnh vụ trước. Mầm bệnh CGMMV có thể lưu tồn
trong thời gian dài.
• Lây nhiểm qua con đường nhựa cây khi thao táo lặt
lá, bấm chèo, quấn ngọn
• Gốc ghép, mầm ghép nhiểm bệnh
• Nhiểm bệnh qua rể cây mọc trong đất bị nhiểm bệnh
• Lây từ rể qua rể
• Mầm bệnh CGMMV có thể sống trong nước tưới,
dung dịch phân bón rồi gây bệnh
• Nhựa cây, đất bị nhiểm dính vào tay nhân công, xe cộ,
dụng cụ, quần áo, giày ủng
• Thùng, kết
• Các loại côn trùng có bộ hàm nhai củng có thể truyền
bệnh CGMMV

 

THUỐC ĐẶC TRỊ

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

PHÒNG TRỪ BỆNH KHẢM (XOĂN LÁ) TRÊN CÀ CHUA

Tác nhân gây bệnh:

Do virus gây ra

Triệu chứng gây hại

Bệnh xoăn lá có thể xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ trong vườn ươm cho đến khi trồng ra ruộng và thu hoạch, phổ biến nhất là cây bắt đầu ra hoa.
Bệnh xuất hiện càng sớm thì mức độ thiệt hại càng nặng. Cây bị bệnh còi cọc, lá biến màu vàng nhạt, trong khi gân lá còn xanh tạo thành những vết xanh vàng loang lổ, lá nhỏ lại, nhăn nheo và thô cứng, các lá ngọn bị xoăn, cây sinh trưởng kém, thấp nhỏ, phân nhiều nhánh cằn không phát triển được.
Đốt thân hoặc các đốt ngắn lại và hơi uốn cong. Cây bị bệnh sớm và nặng có thể chết. Nếu bị muộn và nhẹ thì những lá non ra sau mới bị xoăn, cây có thể ra hoa và trái nhưng rụng nhiều.
Nếu có trái thì trái nhỏ, méo mó, cứng, chất lượng kém.
Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng, nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.

 

 

Phát sinh gây hại

Hàng năm, bệnh thường phát sinh mạnh từ tháng 10 đến đầu tháng 11 và gây hại nặng vụ cà chua xuân hè (tháng 3 – 4), đặc biệt khi trời ấm và nắng, ít mưa.
Virus lây lan bằng dịch cây, bằng tiếp xúc cơ giới và chủ yếu là do côn trùng chích hút (bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn trắng…) từ cây bệnh rồi truyền sang cây khỏe.
Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) là côn trùng môi giới chủ yếu để truyền bệnh. Virus lan truyền rất nhanh, khi bọ phấn bắt đầu tấn công cây cà chua, virus được truyền đi trong vòng 15 – 30 phút. Mật độ bọ phấn càng cao thì tỷ lệ cây bị bệnh xoăn lá càng nhiều.
Bệnh không tồn tại, không lan truyền qua hạt giống và qua đất.
Mức độ bị bệnh ở các giống cũng khác nhau: giống cà chua lai dễ nhiễm bệnh hơn các giống cà chua thuần; các giống mới nhập nội dễ nhiễm hơn các giống trồng qua nhiều năm; các giống cà chua địa phương có khả năng kháng bệnh virus cao.

 

 

Biện pháp phòng trừ

Lựa chọn và sử dụng giống có khả năng kháng bệnh.
Vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ các lá phía gốc để vườn cây thông thoáng hạn chế nơi ẩn nấp của bọ phấn.
Bón phân đầy đủ, cân đối cho cây sinh trưởng tốt và tăng cường bón phân hữu cơ để tăng khả năng chống chịu với bệnh.
Hạn chế sử dụng phân bón lá có hàm lượng đạm cao.
Vệ sinh tay chân, dụng cụ (dao, kéo) trước và sau mỗi lần cắt tỉa cành.
Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh.
Phun thuốc trừ côn trùng chích hút

SẢN PHẨM ĐẶC TRỊ BỆNH KHẢM HIỆU QUẢ

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

 

CÁCH TRỊ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY ĐU ĐỦ

Triệu chứng:

– Do siêu VI KHUẨN Papaya Mosaic Virus gây ra. Giống như đốm vòng, bệnh khảm cũng là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ. Ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang màu vàng, nhỏ lại, biến dạng.

– Bệnh khảm gây hại

– Trái rất nhỏ, bị biến dạng, chai sượng, trên chùm trái thường có một số trái chảy nhựa thâm xanh lại thành vệt dọc. Trên thân (chủ yếu là phần còn non trên ngọn) và cuống lá có nhiều vết thâm xanh chạy dọc theo chiều dọc của thân, cuống lá .

– Bệnh khảm không truyền qua hạt giống, mà lây lan qua các vết thương cơ giới và qua môi giới truyền bệnh do một số loài rệp thuộc họ Aphididae (rầy mềm).

      BỆNH KHẢM TRÊN CÂY ĐU ĐỦ

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh:

+ Thường xuyên theo dõi và quản lý bệnh dịch, phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Bón phân cân đối theo thời kỳ sinh trưởng và theo nhu cầu của cây nên bón phân hữu cơ hoai mục để nâng cao hàm lượng hữu cơ của đất.

+ Chọn cây giống khỏe mạnh trước khi trồng.

+ Luân canh với cây trồng khác họ, hạn chế trồng trên đất đã trồng vụ trước là các cây họ bầu bí.

+ Thường xuyên làm sạch cỏ dại, tránh để cỏ phát triển mạnh.

+ Phun phòng các dòng chế phẩm có thể tiêu diệt, ngăn chặn từ xa sự phát sinh phát triển của virus gây bệnh

THUỐC ĐẶC TRỊ

apazin + maxima

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

CÁCH TRỊ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ

Nguyên nhân:

Do sử dụng hom giống đã nhiễm bệnh và do vật chủ trung gian truyền bệnh là bọ phấn trắng.

BỌ PHẤN TRẮNG

BỌ PHẤN TRẮNG

Tác nhân gây bệnh: 

Bệnh do virus SLCMV (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) gây ra.

BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ (SẮN)

BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ (SẮN)

Triệu chứng bệnh:

Triệu chứng phổ biến và dễ nhận diện là trên lá xuất hiện các vết khảm màu trắng, vàng hoặc xanh nhạt nằm rải rác khắp mặt lá, phiến lá bị cong vênh, biến dạng và có thể dày hơn bình thường, cây càng bị thấp lùn và giảm mạnh năng suất nếu càng bị nhiễm bệnh sớm.

BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ (SẮN)

BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ (SẮN)

Bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây, nếu sử dụng hom giống nhiễm bệnh thì triệu chứng sẽ xuất hiện sớm ngay khi mọc.

CÁCH TRỊ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ

CÁCH TRỊ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ

Đối với cây đã lớn khi bị nhiễm bệnh sẽ lâu biểu hiện hơn và ảnh hưởng năng suất cũng ít hơn, vì vậy phòng ngừa bệnh ngay từ giai đoạn hom giống đến cây con là cực kỳ quan trọng.

CÁCH TRỊ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ

CÁCH TRỊ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ

Biện pháp phòng và trị bệnh:

apazin + maxima

apazin + maxima

Sử dụng các loại thuốc trừ sâu rầy có nhiều đặc tính nổi trội và ít kháng thuốc vào các giai đoạn 25 ngày, 50 ngày và 75 ngày sau khi xuống giống, với 1 trong 2 công thức tối ưu như sau:

 

CÁCH TRỊ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ

CÁCH TRỊ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ

Vì bệnh có thể lây lan nhanh do bọ phấn trắng chích hút từ cây bệnh bay sang cây khỏe, nên khi bà con sử dụng các công thức trên nên chú ý mách cho các hộ trồng khoai mì hoặc các loại cây là ký chủ của bọ phấn trắng khác như bầu bí, thuốc lá, bông vải, cà chua, khoai tây, ớt,… ở xung quanh cùng nhau phòng trừ một lúc.

CÁCH TRỊ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ

CÁCH TRỊ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY KHOAI MÌ

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng