Category: BỆNH ĐỐM ĐEN

TRIỆU CHỨNG,THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH THỐI ĐEN TRÁI TRÊN CÂY ỔI

Tên khoa học: Phyllosticta psidijcola

Triệu chứng của bệnh thối đen trái do nấm Phyllosticta psidijcola

Bệnh xuất hiện khi trái đã lớn. Vết bệnh lúc đầu là 1 đốm tròn nhỏ màu nâu, sau đó phát triển lớn dần lên thành hình bất định. Chính giữa vết bệnh có những vòng đồng tâm chứa những bụi đen của bào tử.

                                                                                      Triệu chứng bệnh thối đen trên trái

Khi cắt trái lột vỏ ngay vết bệnh, thấy nấm ăn sâu vào thịt trái thành lõm có màu từ xanh đen đến đen.

                                                                                         Triệu chứng bệnh thối đen trong thịt trái

Biện pháp phòng trừ bệnh thối đen trái do nấm Phyllosticta psidijcola

+ Thu dọn trái bệnh, không dùng trái bệnh ủ làm phân hữu cơ do chứa nhiều bào tử bệnh có thể lây lan rộng.

+ Cắt tỉa cành lá định kỳ giúp thông thoáng, giảm ẩm thấp để nấm bệnh không có điều kiện phát triển mạnh.

THUỐC ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ CAO

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

 

 

BIỆN PHÁP PHONG TRỪ BỆNH ĐỐM ĐEN DÂU TÂY

Tên khoa học: Colletotrichum acutatum

1. Triệu chứng

– Khi trái chín, xuất hiện những đốm tròn có màu nâu.

– Những đốm tròn sạm màu và sau đó biến thành màu đen hoàn toàn. Nếu trái bị nhiễm bệnh trước khi chín thì toàn bộ trái sẽ bị đen và héo. Trong quá trình vận chuyển, tích trữ, nguồn bệnh vẫn tiếp tục lây lan làm cho trái bị hư hỏng nặng hơn. Đây là vấn đề đáng quan tâm.

2. Quá trình nhiễm bệnh

– Những ngó dâu đã bị nhiễm bệnh ngay từ lúc trồng thường không thấy xuất hiện triệu chứng bệnh.

– Trong ruộng dâu, nấm bệnh có thể lây lan do sự bắn tóe nước khi tưới hoặc do trời mưa nặng hạt hoặc do quá trình chăm sóc cắt tỉa và thu hái. Cây có quá nhiều đạm cũng rất dễ nhiễm bệnh.

3. Biện pháp kỹ thuật

– Chọn cây giống khỏe mạnh và sạch bệnh.

– Thu gọn tàn dư cây bệnh, tiêu hủy lá, quả bị bệnh.

– Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN CÂY HOA CÚC VÀ THUỐC ĐẶC TRỊ

Hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán những nông dân trồng hoa lại nhộn nhịp chuẩn bị một mùa hoa với đủ loại hoa, đa dạng màu sắc,… Trong đó, có lẽ cúc là loài hoa được trồng phổ biến nhất vì chúng có màu sắc đẹp, phù hợp với khí hậu Việt Nam, dễ trồng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, hoa cúc thường hay bị bệnh đốm đen gây hại ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất hoa

.

  1. Triệu chứng

Bệnh hại chủ yếu trên lá, lúc đầu là một điểm nhỏ như mũi kim màu nâu xám, sau đó mô bệnh lan rộng có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục ở giữa màu trắng xám, đường kính vết bệnh từ 0,5-1 cm. Bệnh nặng các vết bệnh các vết bệnh có thể liên kết nhau tạo thành đốm lớn, trên mô bệnh giai đoạn. Về sau, thường hình thành các chấm nhỏ màu đen (đó là quả cành của nấm gây bệnh) gặp điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều mô bệnh dễ bị thối nhũn chuyển sang màu xám đen, trong điều kiện khô hanh mô bệnh dễ bị rách nứt.

  1. Nguyên nhân gây bệnh

    Nấm Septoria chrysanthemi Halst thuộc họ Sphaeropsidceae, bộ Sphaeropsidales, lớp Coelomycetes. Sợi nấm đa bào, không màu, phân nhiều nhánh. Sinh sản vô tính hình thành các quả cành hình cầu thường nằm chìm trong mô bệnh để độ đỉnh có lỗ hở ra ngoài. Đường kính 70-130 µm, màu nâu hoặc nâu đen. Cành bào tử phân sinh ngắn, đơn bào, phần gốc cành phình rộng. Bào tử phân sinh hình gậy dài và mảnh, hai đầu thon nhọn, đa bào, không màu, thường có từ 3-5 ngăn.

     Bào tử nấm nảy mầm xâm nhiễm thuận lợi trong điều kiện có ẩm độ cao (giọt nước, giọt sương) và nhiệt độ thích hợp từ 23-28oC. Trong điều kiện có nhiệt ẩm độ thuận lợi, thời kỳ tiềm dục của bệnh chỉ từ 6-7 ngày. Mức độ lây nhiễm và thời kỳ tiềm dục của bệnh dài hay ngắn còn phụ thuộc vào cá giống cúc và có vết thương sây sát trên lá hay không.

     Nguồn bệnh chủ yếu là dạng sợi nấm và quả cành của nấm gây bệnh tồn tại trên tàn dư thân lá của cây hoa cúc trên đồng ruộng.

  1. Đặc điểm phát sinh phát triển

     Bệnh đốm đen lá hoa cúc thường phát sinh phá hại mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa gió nhiều và nhiệt độ ẩm nóng. Bệnh thường phát sinh phá hại mạnh từ đầu tháng 4 đến cưới tháng 7 trong năm trên vụ hoa xuân hè. Các giống hoa cúc vàng Đài Loan, vàng Đà Lạt và cúc trắng Nhật thường hại năng hơn các giống cúc của Singapore.

     Bệnh cũng thường phá hại trên các ruộng trồng hoa cúc trũng thấp, nước thường ứ đọng, và mật độ trồng dầy (600.000 cây/ha). Bệnh hại nặng trên các ruộng hoa cúc trồng độc canh.

      Sự phát triển của bệnh còn liên quan mật thiết với sự phá hại của các loại côn trùng miệng nhai và tạo vết thương sây sát trong quá trình cắt tỉa, chăm sóc vun xới. Bệnh cũng gây thiệt hại năng trên những ruông hoa cúc bón NPK không cân đối, thiếu Kali.  

THUỐC ĐẶC TRỊ

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng