Category: BỆNH THỐI RỂ

Nguyên nhân , triệu chứng và thuốc đặc trị bênh hại vàng lá thối rễ trên cây có múi

Mưa kéo dài làm cho khả năng sinh trưởng và phát triển của các loại cây ăn quả bị ảnh hưởng, trong đó cây có múi sẽ bị ảnh hưởng nhiều đặc biệt do bênh vàng lá thối rễ gây hại.

1. Nguyên nhân

Bệnh vàng lá thối rễ xuất hiện từ sự hư hại của bộ rễ bởi các tác nhân vi sinh vật đất (nguyên nhân trực tiếp) và kỹ thuật canh tác (nguyên nhân gián tiếp), dẫn đến các nguồn nước, dinh dưỡng từ đất không được vận chuyển lên cây đầy đủ và kịp thời làm cây sinh trưởng và phát triển còi cọc, suy yếu dần rồi chết đi. 

– Nguyên nhân gián tiếp: Là các nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch của bộ rễ, tạo vết thương ở bộ rễ, hoặc rễ bị hư thối tạo tiền đề cho sự phát sinh của vi nấm và tuyến trùng gây hại:

+ Vườn cây lên líp, lên mô thấp, thoát nước kém và thường xuyên bị ngập úng, hoặc trong quá trình xiết nước xử lý ra hoa vào mùa nắng làm cho rễ suy yếu (do thiếu nước), một số rễ khỏe ăn sâu xuống khi mùa mưa tới thì thoát nước không kịp, làm cho rễ bị ngập nước, rễ thiếu oxy, dẫn đến đầu chóp rễ và lông hút bị hư thối.

+ Vườn ít sử dụng phân hữu cơ và lạm dụng phân bón hóa học quá mức, đặc biệt sử dụng nhiều phân bón có chứa các chất kích thích sinh trưởng như NAA, IAA, 2,4-D… ở liều quá mức đã làm cho bộ rễ nhanh lão hóa và phá vỡ cấu trúc đất, làm cho các vi sinh vật đối kháng có ích trong đất bị tiêu diệt, các vi sinh vật có hại phát sinh mạnh.

– Nguyên nhân trực tiếp: Các nghiên cứu về tác nhân vi sinh vật trực tiếp gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi chỉ ra rằng nấm Fusarium solani, Phytopthora spp, Rhizoctonia Solani và tuyến trùng là các đối tượng chính gây nên bệnh này.

2. Điều kiện phát sinh và gây hại

Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa lũ hoặc sau khi tưới nước ra hoa và phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng.

3. Triệu chứng

– Trên cành lá:

+ Cây bị nhẹ (mới chớm bệnh), kích thước lá vẫn bình thường, gân lá chuyển vàng nhạt, phiến lá chuyển màu vàng cam. Cây bị nhẹ chỉ có một số cành biểu hiện vàng lá, rụng lá.

+ Cây bị nặng, kích thước lá nhỏ hơn bình thường, gân lá có màu vàng trắng, phiến lá màu vàng và sau đó rụng đi. Cây cho nhiều chồi ngắn, lá nhỏ, nhiều hoa nhỏ, trái nhỏ và chua. Khi bị nặng thì toàn cây đều vàng và rụng lá. Các lá già phía dưới rụng trước rồi đến các lá trên.

– Dưới rễ:

Ở phía cành có lá bị vàng rụng thì rễ bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, gỗ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Bệnh nặng tất cả các rễ đều bị thối và cây chết.

4. Biện pháp phòng trị

Bệnh Vàng lá thối rễ trên cây có múi phát sinh và phát triển gây hại từ nhiều nguyên nhân, cho nên để hạn chế bệnh cần có chế độ canh tác bền vững và phòng trị kịp thời ngay từ đầu.

– Khi trồng mới nên trồng nơi đất cao, thoát nước tốt, đặc biệt trong mùa mưa.

– Bón vôi vào đầu mùa mưa để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

– Tăng cường sử dụng cân đối phân hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng với phân hóa học để ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, tơi xốp cho đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích phát triển và tránh làm tổn thương bộ rễ.

THUỐC ĐẶC TRỊ

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

BỆNH THỐI RỄ ỚT NGỌT- THUỐC ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ

Triệu chứng gây hại

  • Triệu chứng ban đầu của bệnh thối rễ ớt ngọt là các vết bệnh trên rễ, sũng nước sau đó chuyển từ màu trắng sang màu xám đen hoặc màu nâu
  • Vết bệnh xuất hiện trên cả rễ tơ cũng như là rễ cọc. Khi các vết bệnh mở rộng, toàn bộ hệ rễ bị teo tóp lại và bị thối chuyển màu đen.
  • Khi nhiễm bệnh thối rễ ớt ngọt, hệ mô mạch của hệ rễ sẽ bị phá hủy do đó không thể hút nước cung cấp cho thân và lá, làm cho cây ớt ngọt xuất hiện triệu chứng héo ngay cả khi thân và lá vẫn còn xanh
  • Sau khi gây thối rễ, bệnh thối rễ ớt ngọt sẽ lan lên phần cổ rễ làm cho cổ rễ chuyển thành màu nâu tối hoặc màu đen. Trên lá chuyển thành màu vàng, khi bệnh nặng bộ lá chuyển sang màu nâu giống như triệu chứng cháy lá, gây chết toàn bộ cây. 
  • Trên cành và thân, các vết bệnh màu đen, hình dạng bất định xuất hiện rải rác, đôi khi các vết này liên kết lại với nhau tạo thành các mảng màu vàng nâu hoặc nâu đen 
  • Bệnh thối rễ ớt ngọt cũng gây bệnh trên trái, trái bị xâm nhiễm hình thành vết rối, trên bề mặt phủ lớp màu trắng do bào tử mầm bệnh hình thành
  •    
  •  

 

Tác nhân và chu kỳ gây hại

  • Bệnh thối rễ ớt ngọt gây ra bởi nấm Phytophthora capsici
  • Bệnh xảy ra trên những vùng đất bị nén, thoát nước kém, tạo ra điều kiện ẩm ướt trên đồng ruộng giúp cho mầm bệnh sinh sôi nảy nở và gây hại
  • Ngoài đồng ruộng, bệnh thối rễ ớt ngọt lây nhiễm từ cây này sang cây khác và từ cánh đồng này tới cánh đồng khác bằng đường nước và đường gió
  • ẩm độ đồng ruộng cao và nhiệt độ thích hợp cho nhiệt độ phát triển từ 24-330C

Phòng và trị bệnh

  • Đất trồng ớt ngọt phải được chuẩn bị kỹ, ruộng trồng phải có khả năng thoát nước tốt, không đọng nước cục bộ, ruộng phải thông thoáng.
  • Tưới nước phải phù hợp theo yêu cầu cây, không nên tưới quá nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh thối rễ phát triển, nên sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt
  • Bệnh thối rễ ớt ngọt là bệnh có nguồn gốc từ đất, do đó nều vụ trước ruộng đã nhiễm bệnh phải chú ý dọn sạch tàn dư thân, lá, cành trên đồng ruộng gom lại để đốt. Ruộng phải cày thật kỹ và phơi ải một thời gian để giảm bớt mật số mầm bệnh, hạn chế việc lây nhiễm vụ sâu
  • SỬ DỤNG THUỐC ĐẶC TRỊ THỐI RỂ TRÊN CÂY ỚT

  • VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 

    Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

    Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

    Liên hệ mua hàng : 0877552373

    Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

    Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

DỪA BỊ VÀNG LÁ, CHẾT DẦN DO THỐI RỄ. CÁCH PHÒNG TRỪ DỪA BỊ VÀNG LÁ THỐI RỄ

Dừa là loại cây dễ trồng, ít đầu tư phân, thuốc như các loại cây trồng khác, ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khi hậu và đặc biệt là thích hợp với vùng đất Bến Tre. Trong thời gian gần đây, diện tích trồng dừa  ngày càng mở rộng do giá dừa đang ổn định ở mức cao. Mặc dù, là loại cây “dễ tính” nhưng để đạt năng suất cao thì đòi hỏi nông dân cũng phải quan tâm chăm sóc nhất là việc phòng trừ các đối tượng dịch hại để bảo vệ vườn dừa. Hiện nay, bệnh vàng lá thối rễ dừa đã có xuất hiện trên một số vườn. Bệnh thối rễ trên dừa là bệnh khá nguy hiểm vì nếu không phát hiện sớm và phòng trị kịp thời sẽ làm chết cây. Bệnh phổ biến trên các vườn dừa mới trồng đến 5-7 năm tuổi

 

 

Nguyên nhân:

Bệnh do một số nấm hiện diện trong đất gây hại như nấm Fusarium sp, Phytophthora sp,…

Triệu chứng:

Bệnh gây hại trên dừa con sẽ biểu hiện lá bị vàng, cây kém phát triển, nhổ lên sẽ thấy trái dừa và bộ rễ bị thối hư. Nếu bệnh gây hại trên dừa đã có lóng, triệu chứng đầu tiên là những lá non ở đọt và những lá kế bị vàng từ ngoài chót sau đó lan dần vào bên trong, trong khi các lá phía dưới vẫn xanh. Những lá vàng rất dễ bị gãy bẹ, kéo nhẹ cũng rời khỏi thân. Sau đó, cả củ hủ (đọt dừa và các lá chưa mở) cũng sẽ khô thối và có mùi hôi rất khó chịu. Nếu nấm không xâm nhập đến củ hủ thì sau khi phòng trị cây có thể phục hồi sau đó, nhưng trên ngọn các tàu lá sẽ méo mó và những lá chét chồng chất lên nhau, nhỏ hẵn đi.

Vì thế, bà con nông dân cần nhận biết triệu chứng ngay giai đoạn đầu để phòng trừ kịp thời mới cứu được cây dừa. Nấm thường gây hại vào mùa mưa, ẩm độ cao, những vườn dừa thoát nước kém bệnh càng trầm trọng.

Biện pháp phòng trừ:

Nên phát hiện sớm khi lá chớm vàng, nếu phát hiện trễ khi rễ đã bị thối nặng thì việc phòng trừ không mang lại hiệu quả.
– Tránh trồng nơi ẩm thấp, vườn trồng dừa phải cao ráo, thoát nước tốt. Không trồng quá dày, thiếu ánh sáng.
– Thường xuyên vệ sinh vườn dừa, phá hết lùm bụi, làm cỏ để tạo thông thoáng vườn dừa.
– Tránh gây vết thương nhất là những lá non, tích cực tiêu diệt các tác nhân gây vết thương như kiến vương, chuột,… để hạn chế con đường xâm nhập của bào tử nấm vào cây.
– Phát hiện trong vườn dừa có cây bệnh nặng (không thể cứu được) thì nên đốn bỏ ngay và tiêu hủy để mầm bệnh không phát tán sang những cây khác.
– Tăng cường bón phân hữu cơ cho dừa.

 

BỘ ĐÔI THUỐC ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ

      

 

 

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

 

CẶP THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH THỐI THÂN THỐI RỄ TRÊN CÂY HOA SEN

Bệnh thối thân do nấm Phythophthora sp.: .

Bệnh gây hại làm đỉnh sinh trưởng và thân bị thối đen, lây lan rất nhanh trong hồ, ruộng sen.

thoi-than-sen-1

THỐI THÂN SEN

Triệu chứng ban đầu là lá bị vàng úa cả lá, sau đó khô đi rất nhanh. Mô bệnh bị thối đen, bầy nhầy có mùi thối ngay cả rễ vẫn phát triển tốt.

thoi-than-sen 2

THỐI THÂN SEN 

Vệ sinh thu gom, nhổ cây sen bị bệnh đem đốt, hạ mực nước và bón sulphat đồng (0,25-0,3g/m3).

Nếu bệnh vẫn tiếp tục lây lan phải khử trùng cả hồ theo hướng dẫn của Kỹ sư nông nghiệp .

Bệnh thối rễ, củ do nấm Fusarium sp. và Pythium sp.:

Cả 2 loại nấm này đều tồn tại rất lâu trong đất. Bệnh thường phát sinh gây hại khi nhiệt độ cao, ít mưa. Phun trừ bệnh mới chớm xuất hiện bằng các loại thuốc như Happy GoldMaxcowsAlfamil 35WP ,… Nếu ruộng bị bệnh gây hại nặng thì năm sau phải luân canh, chọn loại cây trồng khác để trồng cắt đứt nguồn bệnh.

ALFAMIL-35WP

Thuốc đặc trị:

Quý Bà con nông dân có thể phối 2 loại thuốc sau để trị bệnh cho sen: Suncolex + Extra

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0877552373
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng